NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG CÓ TẦM CÓ TÂM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Nếu ai đó hỏi: “Bạn cảm nhận như thế nào về trường mầm non Tân Long?”
Tôi sẽ mạnh dạn trả lời rằng: “Trường tôi đang đẹp lên mỗi ngày. Trường tôi là một tập thể lao động đoàn kết, cần cù, trách nhiệm với công việc và có người hiệu trưởng có tầm có tâm trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tại sao tôi dám khẳng định điều đó ư? Vâng, tôi được thuyên chuyển công tác về ngôi trường mầm non Tân Long từ tháng 6 năm 2017, khi trường nhiều năm liền vẫn chưa được tái công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Nghe thấp thoáng qua lời kể của giáo viên trong trường rằng: “Từ khi thay đổi Hiệu trưởng, trường đã được thay đổi nhiều rồi đấy!,….”. Khi đó, trường đã được lầu hóa một dãy, đã được trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo qui định trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, không một ai muốn rảo bước tham quan hết một vòng trường mặc dù sân trường đã được san lấp, bê tông hóa, bởi vì, khi ấy trường mầm non Tân Long là một mãng màu trắng, nắng chói chang.
Ngày đầu tiên đến nhận nhiệm sở, tôi được cô Nguyễn Thị Tám – Hiệu trưởng nhà trường đón tiếp ân cần, sau một hồi trò chuyện, động viên, khích lệ tinh thần làm việc cho tôi và ra chỉ tiêu là cùng Cô phấn đấu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trường mình được công nhận trường chuẩn Quốc Gia năm 2017. Bắt đầu từ đó, tôi theo guồng máy làm việc cùng cô với phương châm “Ngôi trường là nhà văn hóa, trẻ là nhà nghệ thuật”.
Công cuộc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường Mầm non tân Long đã được triển khai thực hiện từ lâu, nhưng từ đây tôi mới được học hỏi nhiều từ người Hiệu trưởng có tầm có tâm trong công tác này. Để thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo sự chỉ đạo cũng như các hướng dẫn của lãnh đạo cấp trên theo ngành dọc, cô Nguyễn Thị Tám – Hiệu trưởng nhà trường đã thể hiện cái tầm của mình qua việc triển khai các Công văn và chỉ đạo thực hiện theo phương pháp “trưng cầu ý dân”, tận dụng triệt để tất cả điều kiện sẵn có có thể sử dụng được, như: các nguyên vật liệu sẵn có, nguyên vật liệu phế thải, các điều kiện tự nhiên và cả trí tuệ của cô giáo cùng các cháu trong trường. Cô đưa ra mục tiêu và mọi thành viên thỏa luận, đóng góp ý tưởng và cùng nhau thực hiện. Mở đầu là trang trí môi trường giáo dục bên trong nhóm lớp, tiếp theo làm đồ dùng đồ chơi và môi trường bên ngoài lớp học, sân trường,… Nhằm thực hiện tốt công tác này, Cô Tám phân công Ban giám hiệu như sau: Tám phụ trách khối Mầm, Thắm phụ trách khối Chồi, Hoài phụ trách khối Lá và Nhà trẻ , mỗi người có nhiệm vụ theo dõi, tư vấn cho giáo viên các nhóm lớp thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Môi trường trong lớp học: mục tiêu đưa ra là xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học với những góc chơi lôi cuốn trẻ bằng việc các cô giáo tạo một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ.
Môi trường bên ngoài lớp học: là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Mục tiêu xây dựng môi trường ngoài lớp học là phải phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Đáp ứng mục tiêu này, Cô chỉ đạo thực hiện trang bí, bố trí đồ dùng đồ chơi theo từng vị trí, bố cục đồ dùng đồ chơi một cách tỉ mĩ.
Mở đầu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cô Nguyễn Thị Tám động viên, tư vấn giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng tất cả cái tâm của người làm nghề giáo, người lãnh đạo với mục đích tạo ra được nhiều không gian hoạt động giúp trẻ được trải nghiệm cô không ngần ngại sưu tầm các loại phế thải như: chai nhựa, vỏ lon,…và tặng nhiều vật dụng sẵn có trong gia đình để tạo nên các gian hàng phục vụ hoạt động trò chơi mua bán, sử dụng đồ dùng, thực phẩm cần thiết hàng ngày qua các gian hàng siêu thị, các chòi lá phản ánh khung cảnh chợ quê ngày tết, làn điệu dân gian,…rồi đến các góc nghệ thuật cao hơn cho trẻ phản ánh các ngành nghề yêu thích như: góc Spa cho bé, góc thư viện. Đặc biệt, mỗi khung cảnh, mỗi đồ dùng đều phải giống như thật, trang bị bằng những đồ dùng gần gũi với trẻ để trẻ được hòa mình vào hoạt động và tưởng tượng mình như một người làm nghề thực thụ (làm nghề uốn tóc, gội đầu – massage, làm móng, trang điểm, vẽ tranh, tô tượng,…) và tất cả các trẻ đều phải được chơi, được sử dụng tất cả các đồ dùng đó một cách luân phiên. Ngoài ra, những bức tường trống qua thời gian sử dụng đã bị rong rêu đóng mãng cũng được cô nêu ý tưởng trồng hoa, kiểng để tạo môi trường xanh-sạch-đẹp và trẻ được ngắm, nhìn, trải nghiệm chăm sóc vườn hoa của trường lớp mình…
88253713_2560613654177585_409992772007755776_n
89242357_647101986044901_8050814770699304960_n
Một số hình ảnh trồng cây trang trí các bức tường trống
89339286_200810614600561_7828763015875919872_n

89451436_637935140341212_7080788358128992256_nCách bố trí cây cảnh và chăm sóc góc thiên nhiên của trẻ lớp Chồi 1, Chồi 2

Một số hình ảnh tạo môi trường hoạt động cho trẻ ở các góc cầu thang
88426601_241424773558395_7088777293652295680_nGóc Spa bố trí giữa khoảng trống khối Mầm
2ddbe2503b30c06e9921

5860474e9f2e64703d3fGóc Thư viện được bố trí góc cầu thang khối Chồi
87861932_1403810339789863_3753808576414482432_n

88429774_3016932381690457_4436573896757477376_nGóc bán hàng được bày trí ngay sảnh ra vào của trường

Quá trình triển khai thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm dưới sự chỉ đạo của cô Nguyễn Thị Tám – người hiệu trưởng có tầm có tâm, trường mầm non Tân Long đã có bước chuyển mình mới đầy niềm tin cùng nổ lực hết mình của tập thể cán bộ, nhân viên lao động và cô trò toàn trường đã được trả công xứng đáng bằng Quyết định số 45/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương về việc tái công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2018-2023; Giấy khen trường mầm non tân Long đạt giải nhất hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018-2019.
Đến thời điểm hiện tại, trường mầm non Tân Long đã được phủ kín cây xanh, hoa kiểng có chủ đích với các loài hoa kiểng trang trí, vườn rau, vườn cây thuốc nam cho trẻ hoạt động quan sát và chăm sóc; từng bước trang bị được hồ cát, vách leo núi, ba Chòi lá dân gian, gian hàng siêu thị, góc Spa và góc thư viện trường được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động chơi. Và góc trò chơi vận động với xe, đồ dùng đồ chơi trang cấp được bày trí gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo tất cả các trẻ đều được sử dụng luân phiên.
89001611_235546287583606_6793475786423664640_n

88416895_1489459601218669_4517235989621506048_n

88374531_570393290537500_5219035002997571584_nMột số hình ảnh trẻ hoạt động mua bán ở các chòi lá trong sân trường

Không chỉ dừng lại ở việc trang trí, tạo sân chơi cho trẻ của trường mà những tác phẩm này còn được lan tỏa đến trường bạn trong địa phương, cụ thể là trường Tiểu Học Tân Long. Với câu phát biểu của cô Nguyễn Thị Ái Nhân – nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu Học Tân Long “Cần gì tham quan ở đâu xa. Hôm nào em sắp xếp cho giáo viên và học sinh trường Tiểu Học Tân Long tham quan một hôm”. Thế là, cô Tám đã nhiệt tình sắp xếp cho các cô giáo trường Tiểu học tân Long đưa học sinh sang tham quan trường Mầm non vào ngày ngày 16 tháng 3 năm 2018 với một không khí và tâm thế thật hào hứng và phấn khởi cho các thành viên của cả hai trường.

89959283_1706360279504842_4248418131208306688_n

89629085_2941801336046196_6412471479568433152_n89922335_1064708963892596_3988734272369328128_n89443979_201167577770612_1153786485250457600_n
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu của chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Thông qua chơi, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Thực hiện
Phạm Ngọc Thắm